Triển khai KPI dưới góc nhìn chuyên gia - Khó khăn và giải pháp

Bài viết chia sẻ những kinh nghiệm về triển khai KPI của ông Tăng Văn Khánh, Chuyên gia Tư vấn 20 năm kinh nghiệm triển khai KPI, tác giả ph...

Thứ Ba, 31 tháng 5, 2022

Báo cáo Tình hình nhập khẩu & trình chiếu phim hoạt hình nước ngoài tại Việt Nam

 

Báo cáo Tình hình nhập khẩu và trình chiếu phim hoạt hình nước ngoài tại Việt Nam

Tổng quan thị trường phim hoạt hình tại Việt Nam

Tại Việt Nam, lĩnh vực phim hoạt hình được đánh giá là giàu tiềm năng với lượng khán giả và người hâm mộ đông đảo. Thị trường này đang phần lớn nằm trong tay các hãng phim hoạt hình nước ngoài.

Theo thống kê, từ năm 2010 - 2019, phim hoạt hình luôn nằm trong top 10 phim có doanh thu cao nhất tại Việt Nam, cho dù các rạp chiếu phim bị hạn chế mở cửa do tình hình đại dịch Covid trong năm 2020 và 2021. Điển hình có thể kể đến phim “Despicable Me 3” (Kẻ cắp mặt trăng, 2017) đạt doanh thu hơn 33 tỷ VNĐ (tương đương gần 1,5 triệu USD) chỉ sau 03 ngày ra rạp, trở thành phim hoạt hình có doanh thu mở màn cao nhất năm 2017 tại Việt Nam; hay “Moana” (Hành trình của Moana, 2016) thu về 12 tỷ VNĐ (tương đương hơn 525 nghìn USD) chỉ trong 03 ngày đầu khởi chiếu.

Xu hướng nhập khẩu và trình chiếu phim hoạt hình tại Việt Nam

Xu hướng nhập khẩu và trình chiếu phim nước ngoài, trong đó có dòng phim hoạt hình tại Việt Nam được nhận định sẽ tiếp tục duy trì ở tần suất cao và chiếm ưu thế vượt trội hơn so phim nội địa trong thời gian tới. Thực tế cho thấy, doanh nghiệp nước ngoài đang giữ miếng bánh lớn trên thị trường chiếu và phát hành phim ở Việt Nam. Hiện tại, có bốn ông lớn trong ngành là CGV, Lotte, BHD và Galaxy. Trong đó, CGV và Lotte đều do Hàn Quốc sở hữu và nắm thị phần lớn.

Một số hãng nhập khẩu và chiếu phim lớn tại Việt Nam

Một số hãng nhập khẩu và chiếu phim lớn tại Việt Nam

Một số hãng nhập khẩu và chiếu phim lớn tại Việt Nam

Thị trường nhập khẩu phim và phát hành phim tại Việt Nam cũng chủ yếu nằm trong tay các hãng nước ngoài. Theo quy định của Luật Điện ảnh 2006, doanh nghiệp phát hành phim, doanh nghiệp đăng ký kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu phim phải có rạp chiếu phim để tham gia phổ biến phim, đồng thời doanh nghiệp chiếu phim được nhập khẩu phim để phổ biến. Do vậy, các doanh nghiệp nước ngoài đã tập trung phát triển và mở rộng số lượng phòng chiếu phim trên khắp Việt Nam. Đơn cử có thể kể đến CGV, Lotte Cinema, Platinum, … Chính những doanh nghiệp nước ngoài này đang là các đơn vị nhập khẩu và phổ biến phim, trong đó có cả phim hoạt hình (chủ yếu là phim chiếu rạp) tại Việt Nam.

Về Báo cáo 

Báo cáo Tình hình nhập khẩu và trình chiếu phim hoạt hình nước ngoài tại Việt Nam được Công ty Tư vấn Quản lý OCD thực hiện cho Cơ quan Nội dung Sáng tạo Hàn Quốc (KOCCA). Đây là báo cáo ngành mở đầu cho dự án hợp tác giữa OCD và KOCCA trong năm 2022.

KOCCA là cơ quan chính phủ trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hàn Quốc, được thành lập vào tháng 5 năm 2009 với mục tiêu xúc tiến và phát triển công nghiệp nội dung tại Hàn Quốc. KOCCA chính thức khai trương văn phòng đại diện tại Việt Nam vào tháng 10 năm 2020, là văn phòng trọng điểm trong chính sách hướng Nam mới của chính phủ Hàn Quốc. 

Tham khảo báo cáo đầy đủ tại đây!

Tham khảo thêm:

Báo cáo ngành Game Streaming Việt Nam 2021 cho KOCCA

VR-AR report thực hiện cho KOCCA

Báo cáo Hợp tác Sản xuất Phim Việt – Hàn, 2021

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét